Khổng Tử là một người thầy không biết mệt mỏi. Ông dạy học trò cho tới cuối đời. Với mục đích làm hưng thịnh Nho gia, dùng Thi, Lễ Nhạc để dạy.
Trong Khổng Tử Thế Gia, sách Sử Ký có thể thấy số đệ tử theo ông rất đông, có đến 3000 (Tam thiên đồ đệ). Người thông Lục nghệ có 72 người. Chữ thông ở đây có nghĩa là tinh thông Lục Nghệ (Thi, Thơ, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu).
Có một số tài liệu cho rằng Khổng Tử có 77 môn đệ, nhưng ta sẽ lấy Sử Ký và Luận ngữ làm căn cứ vì đây là những tài liệu đã được đại đa số học giả công nhận.
Vì có tới 72 người nên để dễ theo dõi, ta chia số môn đệ làm 2 phần.
I. Môn đệ danh tiếng
Đây là những người được nhắc tới trong sách, có ghi tên tuổi. Số môn đệ này khoảng 30 người. Dựa theo Luận Ngữ và Sử Ký ta có những môn đệ sau:
1. Hữu Nhược
Hữu Nhược tự Tử Nhược, hay Hữu Tử. Không biết rõ kém đức Khổng bao nhiêu tuổi. Trong Luận Ngữ chỉ có Hữu Nhược và Tăng Sâm là những đệ tử được tôn xưng là Hữu Tử, Tăng Tử.
2. Tăng Sâm
Tăng Sâm tự Tử Dư sinh năm 506, kém đức Khổng 46 tuổi. Sau xưng là Tăng Tử. Truyền đạo cho Tử Tư, Tử Tư truyền cho Mạnh Tử. Có tính hiếu thảo và thương dân. Sau được liệt vào hàng Tứ Phối (bốn học trò nổi tiếng của Khổng Tử là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử).
3. Bốc Thương
Bốc Thương tự Tử Hạ. Sinh năm 508, kém đức Khổng 44 tuổi. Người nước Vệ. Chưa đạt đạo Trung Dung. Đức Khổng khuyên ông nên sống cao thượng và dạy về hiếu.
4. Đoan Mộc Tứ
Đoan Mộc Tứ tự Tử Cống, người nước Vệ. Sinh năm 521, kém đức Khổng 31 tuổi. Có tài hùng biện, có khiếu chính trị. Đức Khổng liệt vào bậc có tài chính trị, có thể ra làm quan đại phu.
5. Phàn Tu
Phàn Tu hay Phàn Trì tự Tử Trì, sinh năm 515, kém đức Khổng 37 tuổi. Đức Khổng chê chí khí nhỏ hẹp. Hỏi đức Khổng về nhân, trí, cách tu đức.
6. Ngôn Yển
Ngôn Yển tự Tử Du, người nước Ngô. Sinh năm 507, kém đức Khổng 45 tuổi. Con người nho nhã. Làm quan Tể ấp Võ Thành. Đem nhạc dạy dân.
7. Nhan Hồi
Nhan Hồi tự là Tử Uyên hay Nhan Uyên, sinh năm 513, kém đức Khổng 39 tuổi. Ông là cao đồ của Khổng Tử, đứng đầu hàng Tứ Phối. Người sau xưng là Phục Thánh Nhan Uyên. Người nước Lỗ, thông minh xuất chúng, theo đức Khổng từ 16, 17 tuổi. Mất năm 482 khi 32 tuổi.
8. Trọng Do
Trọng Do tự Tử lộ hay Quí Lộ. Sinh năm 543, kém đức Khổng 9 tuổi. Tính tình cương trực, nóng nảy. Chủ trương tri hành hiệp nhất Theo đức Khổng rất sớm. Có lẽ theo Ngài từ khi Ngài sang Tề vì thế, là một đệ tử duy nhất, dám phê bình hoặc can gián Ngài. Sau mất ở Vệ, được Đức Khổng thương xót như con.
Ngoài ra còn có Chuyên Tôn Sư, Nhiễm Cầu, Tể Dư, Công Dã Tràng, Mật Bất Tề, Nhiễm Ung, Tất Điêu Khai, Nhưỡng Tứ Xích, Nguyên Hiến, Mẫn Tổn, Tư Mã Canh, Nhiễm Canh, Vu Mã Thi, Nhan Vô Do, Cao Sài, Tăng Điểm. Đây đều là những học trò được nhắc tên, tuổi trong những tác phẩm của Khổng Tử.
II. Môn đệ không được nhắc tới
Phần còn lại của “Thất thập nhị đệ tử” hoặc không được ghi chép hoặc còn đang gây tranh cãi.
Các tác phẩm tham khảo: Luận Ngữ, Sử Ký Tư Mã Thiên, Khổng Tử Truyện (Khúc Xuân Lễ)
Tham khảo: Trích “Khổng Tử Truyện” (Khúc Xuân Lễ) Khổng Tử vui vẻ trong lòng nói:
Tốt, tốt, đêm nay ta sẽ viết đầy đủ “Đề danh lực”, sáng mai đem vào cung.
Cơm tối xong, Khổng Tử lấy một bó thẻ tre dùng dây kết lại, một mình trong phòng, dưới ánh đèn ngài viết những dòng sau đây:
Đề danh lực: Nhan Hồi, tự Tử Uyên, người nước Lỗ nhà nghèo nhưng không biết buồn, ham học không biết mệt, đức hạnh rất tốt. Tăng Sâm, tự Tử Dư, người Nam Vũ thành nước Lỗ, thông minh học giỏi, ẩn trọng vì người. Mẫn Tôn, tự Tử Khiên, người nước Lỗ, nỗi tiếng có hiếu, đối với người chân thành kính trọng, đức hạnh cực tốt. Nhiễm Canh, tự Bá Ngưu, người nước Lỗ, trung thành chính trực với mọi người, đức hạnh cục tốt. Nhiễm Ung, tự Trọng Cung, người nước Lỗ, đức hạnh cục tốt. Tề Dư, tự Tử Ngã, người nước Lỗ, giỏi về từ lệnh. Đoan Mộc Tứ, tự Tử Cống, người nước Vệ, có tài ăn nói, giỏi ngôn ngữ. Nhiễm Cầu, tự Tử Hữu, người nước Lỗ, giỏi về chính sự.
Tương truyền tổng số học trò thụ giáo Khổng Tử tới ba ngàn người, có 72 người được liệt vào bác hiền gọi là thất thập nhị hiên, trong đó Nhan Hồi là bậc đại hiền triết. Đời sau tôn là Phúc Thành Nhan Uyên. Được thờ vào hàng Tử Phối gồm Nhan Hồi – Tăng Sâm – Tứ Tư – Mạnh Kha (học trò Tứ Tư). Ở đây Khổng Tử chỉ ghi chọn 18 người.
Trọng Do, tự Tử Lộ, còn gọi là Quý Lộ, người đất Biện nước Lỗ, cương liệt thẳng thắn đối với mọi người, dũng mãnh khác thường, tài nghệ hơn người. Ngốn Yển, tự Tử Du, người nước Ngô, giỏi về văn học. Bốc Thương, tự Tử Hạ, người nước Vệ, giỏi về văn học. Chuyên Tôn Sư, tự Tử Trương, người nước Trần, giỏi về giao tế. Hữu Nhược, tự Tử Hữu, người nước Lỗ, thông minh học giỏi, văn võ kiêm bị. Mật Bất Tề, tự Tử Tiện, người nước Lỗ, tính nhân ái, có tài trí. Tất Điêu Khai, tự Tử Nhược, người nước Sái. Cao Sài, tự Tử Tiêu, người nước Tề. Công Lương Nhũ tự Tử Chính, người nước Trần, hiền mà có dũng. Khổng Trung người nước Lỗ.
Sau khi viết xong, ngài chọn đi chọn lại mấy lần ngầm tự xác định để cho Lỗ Ái Công tuyển dụng mấy người.