Từ “lãnh đạo” có thể gợi nhớ đến chúng ta nhiều hình ảnh khác nhau. Ví dụ:
- Một nhà lãnh đạo chính trị, theo đuổi một mục đích, đam mê.
- Một nhà thám hiểm, chỉ một con đường xuyên qua khu rừng cho những người còn lại trong nhóm của mình đi theo.
- Một giám đốc điều hành, phát triển chiến lược của công ty để đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo giúp bản thân và những người khác làm những điều đúng đắn. Họ định hướng, xây dựng một tầm nhìn đầy cảm hứng và tạo ra một cái gì đó mới. Lãnh đạo là việc vạch ra nơi bạn cần đến để “chiến thắng” với tư cách là một đội hoặc một tổ chức; linh hoạt, thú vị và đầy cảm hứng.
Tuy nhiên, trong khi các nhà lãnh đạo đặt ra định hướng, họ cũng phải sử dụng các kỹ năng quản lý để hướng dẫn mọi người đến đúng mục tiêu một cách suôn sẻ và hiệu quả.
Trong bài viết này sẽ tập trung vào quá trình lãnh đạo. Đặc biệt, chúng ta sẽ thảo luận về mô hình “lãnh đạo chuyển đổi”, được đề xuất lần đầu tiên bởi James MacGregor Burns và sau đó được phát triển bởi một học giả người Mỹ – Bernard Bass. Mô hình “lãnh đạo chuyển đổi” đề cao tư duy nhìn xa trông rộng và mang lại sự thay đổi trong quản lý, thay vì các quy trình quản lý được thiết kế để duy trì và cải thiện đều đặn hiệu suất hiện tại.
Ghi chú: Lãnh đạo có nghĩa là làm những điều khác nhau cho những người khác nhau trên thế giới và làm những điều khác nhau trong các tình huống khác nhau. Ví dụ, nó có thể liên quan đến lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị và lãnh đạo các nhóm vận động. Bài viết này tập trung vào mô hình “Lãnh đạo cá nhân” của phương Tây , và thảo luận về vai trò của lãnh đạo ở nơi làm việc hơn là trong các lĩnh vực khác.
Định nghĩa Lãnh đạo :
Theo khái niệm của “Lãnh đạo chuyển đổi”, một nhà lãnh đạo hiệu quả là người thực hiện được những điều sau:
1. Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai.
2. Khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người để tham gia cùng với tầm nhìn đó.
3. Quản lý phân phối tầm nhìn.
4. Huấn luyện và xây dựng một nhóm bền vững để đạt được tầm nhìn hiệu quả hơn.
Lãnh đạo là người sẽ tập hợp các kỹ năng cần thiết để làm những việc này. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét từng yếu tố một cách chi tiết hơn.
1. Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai
Trong kinh doanh, tầm nhìn là sự miêu tả thực tế, thuyết phục và hấp dẫn về mục tiêu bạn muốn đạt được trong tương lai. Tầm nhìn cung cấp định hướng, giúp thiết lập các ưu tiên và đưa ra một điểm mốc để bạn có thể nói rằng bạn đã đạt được những gì bạn muốn đạt được.
Để tạo ra tầm nhìn, các nhà lãnh đạo tập trung vào điểm mạnh của tổ chức bằng cách sử dụng các công cụ như “Mô hình 5 áp lực cạnh tranh” của Porter, Phân tích PEST , Phân tích USP ( đặc điểm bán hàng độc nhất) , Phân tích năng lực cốt lõi và Phân tích SWOT để phân tích tình hình hiện tại của họ. Họ nghĩ về cách ngành của họ có khả năng phát triển và đối thủ cạnh tranh của họ có khả năng hoạt động như thế nào. Họ cũng xem xét các cách họ có thể đổi mới một cách thành công và các cách định hình doanh nghiệp cũng như chiến lược của họ để thành công trên thị trường trong tương lai.
Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra tầm nhìn của mình bằng nghiên cứu thị trường thích hợp và bằng cách đánh giá những rủi ro chính bằng cách sử dụng các kỹ thuật Phân tích tình huống như Scenario Anylysis ( Phân tích kịch bản ) .
Vì vậy, lãnh đạo là chủ động ,giải quyết vấn đề, hướng về phía trước, và không bao giờ được hài lòng với mọi thứ như hiện tại.
Một khi họ đã vạch ra được tầm nhìn của mình, các nhà lãnh đạo phải làm cho nó trở nên hấp dẫn và thuyết phục. Một tầm nhìn hấp dẫn là một tầm nhìn mà mọi người có thể nhìn thấy, cảm nhận, hiểu và nắm bắt được. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ cung cấp một bức tranh về tương lai sẽ như thế nào khi tầm nhìn của họ đã được hiện thực hóa. Họ kể những câu chuyện đầy cảm hứng và giải thích tầm nhìn của họ theo những cách mà mọi người có thể liên tưởng đến.
Ở đây, lãnh đạo bao gồm cả việc phân tích các khía cạnh của việc tạo ra tầm nhìn với tầm quan trọng của các giá trị chung; để tạo ra điều gì đó thực sự có ý nghĩa đối với cấp dưới của mình.
2. Khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người để tham gia cùng với tầm nhìn đó.
Một tầm nhìn hấp dẫn sẽ cung cấp một nền tảng cho khả năng lãnh đạo. Nhưng chính khả năng khuyến khích và truyền cảm hứng của các nhà lãnh đạo sẽ giúp họ thực hiện tầm nhìn đó.
Ví dụ, khi bạn bắt đầu một dự án mới, bạn có thể sẽ dành rất nhiều tâm huyết cho nó, vì vậy bạn thường dễ dàng giành được sự ủng hộ cho nó ngay từ đầu. Tuy nhiên, sẽ rất khó để giữ lửa cho tầm nhìn của bạn sau khi sự nhiệt tình ban đầu mất dần; đặc biệt nếu nhóm hoặc tổ chức của bạn cần thực hiện những thay đổi đáng kể trong cách vận hành công việc. Các nhà lãnh đạo nhận ra điều này và họ làm việc vô cùng chăm chỉ trong suốt dự án để giữ sự kết nối giữa tầm nhìn của họ với nhu cầu, mục tiêu và nguyện vọng cá nhân của mọi người.
Một trong những cách quan trọng mà họ thực hiện là thông qua Thuyết kỳ vọng ( Expectancy theory). Nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ kết nối hai kỳ vọng với nhau:
1. Kỳ vọng rằng làm việc chăm chỉ sẽ dẫn đến kết quả tốt.
2. Kỳ vọng rằng kết quả tốt dẫn đến phần thưởng hoặc ưu đãi hấp dẫn.
Điều này thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ để đạt được thành công, bởi vì họ mong đợi được hưởng phần thưởng – kết quả bao gồm cả động lực nội tại và ngoại sinh.
Bên cạnh đó, còn các cách tiếp cận khác bao gồm việc điều chỉnh lại tầm nhìn cho phù hợp những lợi ích mà nó sẽ mang lại cho nhóm khách hàng và tận dụng các cơ hội thường xuyên để truyền đạt tầm nhìn một cách hấp dẫn và lôi cuốn.
Điều đặc biệt hữu ích ở đây là khi các nhà lãnh đạo có Quyền lực chuyên gia . Mọi người ngưỡng mộ và tin tưởng vào những nhà lãnh đạo này bởi vì họ là chuyên gia trong những gì họ làm. Họ có uy tín và họ có quyền yêu cầu mọi người lắng nghe họ và làm theo họ. Điều này giúp những người lãnh đạo này dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người mà họ lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo cũng có thể thúc đẩy và ảnh hưởng đến mọi người thông qua sức hút và sự hấp dẫn tự nhiên của họ hoặc thông qua các loại quyền lực khác như Quyền lực phần thưởng hoặc Quyền lực cưỡng chế ( giao nhiệm vụ, chỉ trích,…) cho mọi người. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giỏi không dựa quá nhiều vào những loại quyền lực này để thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người khác.
3. Quản lý việc cung cấp tầm nhìn
Đây là lĩnh vực lãnh đạo liên quan đến quản lý.
Các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng công việc cần thiết để đưa ra tầm nhìn được quản lý đúng cách – do chính họ, hoặc bởi một người quản lý chuyên trách hoặc nhóm các nhà quản lý mà nhà lãnh đạo giao trách nhiệm này – và họ cần đảm bảo rằng tầm nhìn của họ được chuyển giao thành công.
Để làm được điều này, các thành viên trong nhóm cần có các mục tiêu hiệu suất được liên kết với tầm nhìn chung của cả nhóm. Bài viết của chúng tôi về Quản lý Hiệu suất và KPI (Các Chỉ số Hiệu suất Chính) giải thích một cách thực hiện điều này và phần Quản lý Dự án của chúng tôi giải thích một cách khác. Và, để quản lý hàng ngày trong việc cung cấp tầm nhìn, cách tiếp cận Management By Wandering Around (MBWA) giúp đảm bảo rằng những gì nên xảy ra sẽ thực sự xảy ra.
Các nhà lãnh đạo cũng cần đảm bảo rằng họ quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo rằng những thay đổi cần thiết để đưa ra tầm nhìn được thực hiện suôn sẻ và triệt để, với sự ủng hộ và hỗ trợ của những người có ảnh hưởng.
4. Khai vấn và xây dựng đội ngũ để đạt được tầm nhìn
Phát triển cá nhân và phát triển nhóm là những hoạt động quan trọng được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo chuyển đổi. Để phát triển đội nhóm, trước tiên người lãnh đạo phải hiểu được động lực nhóm.
Một số mô hình thiết lập tốt và nôi tiếng được áp dụng để mô tả điều này, chẳng hạn như Mô hình Belbin ( Belbin’s Team Roles approach) và thuyết Tuckman ladder (thang Tuckman bao gồm 5 giai đoạn Forming (Hình thành), Storming (Sóng gió), Norming (Ổn định) và Performing (Hoạt động hiệu quả), Adjourning (Thoái trào))
Một nhà lãnh đạo sẽ cần đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm có các kỹ năng và khả năng cần thiết để thực hiện công việc của họ và đạt được tầm nhìn chung. Họ làm điều này bằng cách đưa ra và nhận phản hồi thường xuyên, cũng như đào tạo và huấn luyện mọi người để cải thiện hiệu suất của cá nhân và nhóm.
Lãnh đạo cũng bao gồm tìm kiếm tiềm năng lãnh đạo ở những người khác. Bằng cách phát triển các kỹ năng lãnh đạo trong nhóm của mình, bạn sẽ tạo ra một môi trường nơi bạn có thể tiếp tục thành công dài hạn. Và đó là thước đo thực sự của kỹ năng lãnh đạo tài ba.
Ghi chú:
Các từ “người lãnh đạo” và “sự lãnh đạo” thường được sử dụng không chính xác để mô tả những người thực sự đang quản lý. Những cá nhân này có thể có kỹ năng cao, làm tốt công việc của họ và có giá trị đối với tổ chức của họ – nhưng điều đó chỉ khiến họ trở thành những nhà quản lý xuất sắc chứ không phải những nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Vì vậy, hãy cẩn thận với cách bạn sử dụng các thuật ngữ và đừng cho rằng những người có chữ “nhà lãnh đạo” trong chức danh công việc của họ, những người tự mô tả mình là “nhà lãnh đạo” hoặc thậm chí các nhóm được gọi là “nhóm lãnh đạo” đang thực sự tạo ra và mang lại sự thay đổi .
Một mối nguy hiểm cụ thể trong những tình huống này là những người hoặc tổ chức đang được quản lý bởi một cá nhân hoặc nhóm như vậy nghĩ rằng họ đang được dẫn dắt; nhưng không. Thực tế có thể không có lãnh đạo nào cả, không có ai đặt ra tầm nhìn và không có ai được truyền cảm hứng. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về lâu dài.
Những điểm chính trong bài
Lãnh đạo có thể khó xác định và nó có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau.
Trong mô hình lãnh đạo chuyển đổi, các nhà lãnh đạo đặt ra định hướng và giúp bản thân và những người khác làm điều đúng đắn để tiến lên phía trước. Để làm được điều này, họ cần tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng, sau đó thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người khác đạt được tầm nhìn đó. Họ cũng quản lý việc cung cấp tầm nhìn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời xây dựng và huấn luyện đội của họ để khiến họ ngày càng mạnh mẽ hơn.