Tìm hiểu các nền tảng của lãnh đạo
Tại sao một số nhà lãnh đạo thành công, trong khi những người khác thất bại?
Sự thật là không có “sự kết hợp kỳ diệu” nào của các đặc điểm tạo nên thành công của một nhà lãnh đạo, và các đặc điểm khác nhau lại có ý nghĩa trongnhững hoàn cảnh khác nhau.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể học cách trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Bạn chỉ cần hiểu các cách tiếp cận khác nhau để lãnh đạo, sau đó có thể sử dụng cách tiếp cận phù hợp với tình huống của chính mình. Một cách để làm điều này là tìm hiểu về các lý thuyết lãnh đạo cốt lõi để cung cấp nền tảng cho sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về lãnh đạo. Chúng tôi tìm hiểu những lý thuyết này trong bài viết dưới đây và video sau.
4 nhóm lý thuyết cốt lõi của quản lý, lãnh đạo
Hãy xem xét từng nhóm trong số bốn nhóm lý thuyết cốt lõi và khám phá một số công cụ và mô hình áp dụng cho từng nhóm lý thuyết. (Hãy nhớ rằng có nhiều giả thuyết khác ngoài kia.)
1. Thuyết đặc điểm (Trait Theories) – Nhóm người nào có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi?
Thuyết đặc điểm chỉ ra những lãnh đạo thành công đều có một số đặc điểm chung. Ban đầu, thuyết này cho rằng năng lực lãnh đạo là bẩm sinh. Rất may đây không phải quan điểm chuẩn xác. Đến giờ, thuyết đặc điểm đã nghiên cứu mở rộng để tìm hiểu cách thức giúp chúng ta phát triển tố chất lãnh đạo trong bản thân mỗi người.
Thuyết đặc điểm giúp phát hiện những đặc điểm, phẩm chất có lợi trong việc lãnh đạo người khác, ví dụ: kỷ luật, thấu hiểu, kiên định, kỹ năng ra quyết định tốt, thu hút…
Tuy nhiên, không phải cứ có đủ bấy nhiêu đặc điểm, với một cách kết hợp nhất định sẽ đảm bảo thành công của một nhà lãnh đạo.
Những đặc điểm này là hành vi biểu hiện ra bên ngoài xuất phát từ suy nghĩ bên trong. Những niềm tin từ bên trong và quá trình hình thành hành vi này rất quan trọng để tạo ra người lãnh đạo hiệu quả.
D.Scott Derue đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo giỏi có những đặc điểm cốt lõi, khác biệt hoàn toàn với số đông, đó là những đặc điểm góp phần tạo nên thành công của họ. Nếu hiểu được những đặc điểm này, doanh nghiệp có thể nhìn ra những lãnh đạo tiềm năng, từ đó xây dựng chương trình phát hiện, bồi dưỡng và phát triển nhân tài, bổ sung nguồn lãnh đạo tương lai.
2. Thuyết hành vi (Behavioral Theories) – Một nhà lãnh đạo giỏi làm những gì?
Thuyết hành vi tập trung vào cách hành xử của các nhà lãnh đạo. Ví dụ, các lãnh đạo có chỉ ra chi tiết những việc cần làm và mong nhận được sự cộng tác không, hay họ chỉ tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm tiến hành đưa ra quyết định để khuyến khích họ tự giác hỗ trợ?
Vào thập kỷ 1930, Kurt Lewin đã phát triển một khung lý thuyết dựa trên hành vi của lãnh đạo, trong đó chỉ ra ba nhóm lãnh đạo:
- Lãnh đạo chuyên quyền (Autocratic leaders) đưa ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến tập thể. Phong cách lãnh đạo này phù hợp với thời điểm cần ra quyết định nhanh, không cần thêm thông tin cân nhắc, và khi sự đồng thuận của tập thể không quyết định sự thành công của kết quả.
- Lãnh đạo dân chủ (Democratic leaders) cho phép các thành viên trong tập thể đưa thêm thông tin đầu vào trước khi đưa ra quyết định. Dĩ nhiên mức độ của thông tin đầu vào sẽ khác nhau, do từng lãnh đạo quy định. Cách làm này ổn khi sự đồng thuận của tập thể có vai trò lớn, nhưng sẽ khó để kiểm soát khi có quá nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
- Lãnh đạo trao quyền (Laissez-faire leaders) thường không can thiệp, họ cho phép nhân viên tự đưa ra quyết định. Đây là phong cách lãnh đạo phù hợp với đội nhóm có năng lực tốt, đã có sẵn động lực, không cần giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên nếu người lãnh đạo đi theo phong cách này do mất tập trung hoặc đơn giản là lười biếng, thì rõ ràng kết quả không thể tốt.
Hiển nhiên, cách hành xử của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng tới kết quả công việc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, những nhà lãnh đạo tốt là người có thể sử dụng nhiều cách hành xử, quan trọng nhất, họ biết chọn cách nào trong tình huống nào.
3. Thuyết tình huống (Contingency Theories) – Tình huống ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo như thế nào?
Không có một kiểu lãnh đạo chính xác nào cả, điều này đã dẫn tới lý thuyết cho rằng tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh sẽ có kiểu lãnh đạo phù hợp. Những lý thuyết này đưa ra dự đoán kiểu lãnh đạo nào phù hợp trong hoàn cảnh nào.
Ví dụ, khi bạn cần đưa ra quyết định nhanh, khi cần sự hỗ trợ của cả tập thể, kiểu lãnh đạo nào sẽ hiệu quả hơn cả? Người lãnh đạo nên tập trung vào con người hay công việc nhiều hơn? Lý thuyết lãnh đạo tình huống sẽ cố gắng giải đáp những câu hỏi này.
Những mô hình dựa trên thuyết tình huống phổ biến bao gồm Thuyết lãnh đạo theo định hướng-mục tiêu và mô hình lãnh đạo tình huống của Fiedler. Bạn cũng có thể dùng mô hình quá trình lãnh đạo để hiểu rõ các tình huống ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo.
4. Thuyết quyền lực và ảnh hưởng (Power and Influence Theories) – Quyền lực của lãnh đạo đến từ đâu?
Thuyết quyền lực và ảnh hưởng có một cách tiếp cận hoàn toàn khác, trong đó chỉ ra các lãnh đạo sử dụng quyền lực và sự ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau để đạt được mục đích của mình, từ đó phong cách lãnh đạo sẽ tự hình thành như kết quả của sự lựa chọn nêu trên.
Được biết đến nhiều nhất có lẽ là “Five Forms of Power” (Năm quyền lực của nhà lãnh đạo) của French và Raven. Mô hình này nhấn mạnh ba loại quyền lực – legitimate (chức danh), reward (phần thưởng) và coercive (sự cưỡng chế); hai nguồn quyền lực cá nhân – expert (năng lực chuyên gia) và referent (giá trị cá nhân). Mô hình này cho rằng, tốt hơn hết, mỗi người nên sử dụng quyền lực cá nhân một cách linh hoạt. Bạn nên xây dựng quyền lực chuyên gia thông qua việc trở thành chuyên gia trong nghề nghiệp của mình.
Một phong cách lãnh đạo khác sử dụng quyền lực và ảnh hưởng chính là Lãnh đạo chuyển giao (Transactional leadership). Đây là khái niệm lần đầu được đưa ra bởi Max Weber từ năm 1947. Trường phái này cho rằng con người làm mọi việc vì phần thưởng, không vì lý do gì khác. Bởi vậy, nó tập trung vào việc thiết kế công việc và cấu trúc tưởng thưởng.
Lãnh đạo chuyển giao có thể không phải chiến lược lãnh đạo hấp dẫn nhất nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ và tạo ra một môi trường làm việc có tính thúc đẩy cao. Thay vào đó, nó thường được sử dụng thường ngày, hỗ trợ các lãnh đạo hoàn thành công việc.
Còn một phương pháp nữa, đó là Lãnh đạo thông qua việc làm mẫu. Cách này tương đối đơn giản, người lãnh đạo sẽ là người đi trước, làm gương cho nhân viên sao chép. Muốn tạo sức ảnh hưởng, thị phạm hiệu quả cho nhân sự, người lãnh đạo có thể dùng cách này, bởi người ta thường nói “Nhân viên sẽ không nghe lãnh đạo nói, mà nhìn lãnh đạo làm”.
Phong cách lãnh đạo nào hiệu quả nhất?
Lãnh đạo chuyển giao (Transactional leadership) thường là phong cách lãnh đạo tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay. Những người lãnh đạo chuyển giao thể hiện được sự thống nhất trong đường lối, họ biết cách phát triển tầm nhìn, định hướng một cách tích cực, truyền cảm hứng cho nhân viên. Họ biết cách khuyến khích nhân viên đạt được mục tiêu, quản trị quá trình truyền tải tầm nhìn, từ đó gây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh hơn, thành công hơn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng cần thay đổi phong cách lãnh đạo để thích ứng với từng tập thể nhân viên, từng tình huống cụ thể. Đó là lý do không có một giải pháp cố định cho lãnh đạo của tất cả các doanh nghiệp. Nắm được những lý thuyết căn sẽ giúp lãnh đạo và doanh nghiệp có có sở lý thuyết đủ tốt để lựa chọn chiến lược lãnh đạo trong từng giai đoạn.