Mô hình Lãnh đạo Kurt Lewin
Năm 1939, nhà tâm lý học Kurt Lewin công bố kết quả nghiên cứu mà trong đó ông chỉ ra BA PHONG CÁCH lãnh đạo cốt lõi, và những đặc điểm của chúng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng những nhà lãnh đạo sẽ có những kết qủa khác nhau khi áp dụng những phong cách khác nhau.
Mặc dù Lewin tiến hành nghiên cứu này nhiều thập kỷ trước đây, nhưng những phát hiện của ông có ảnh hưởng không nhỏ đến lý thuyết lãnh đạo và phong cách lãnh đạo hiện đại, bao gồm cả lãnh đạo chuyển đổi (và chúng tôi tin rằng, đây thường là phong cách lãnh đạo phổ biến và hiệu quả nhất để sử dụng trong kinh doanh).
Có 3 phong cách lãnh đạo được ông đề cập tới như sau :
- Lãnh đạo chuyên quyền. ( Authoritarian (autocratic) leadership.)
- Lãnh đạo dân chủ. (Participative (Democratic) Leadership)
- Lãnh đạo tự do. ( Delegative (Laissez-Faire) Leadership)
Điều quan trọng là phải hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách, để bạn có thể nhận ra phong cách lãnh đạo tự nhiên của riêng mình và điều chỉnh cách cách tiếp cận phù hợp với tình huống thực tế bạn đang đối mặt.
Khi bạn hiểu rõ từng phong cách, bạn cũng sẽ biết những hành vi nào cần tránh nếu bạn muốn nhận được những điều tốt nhất từ nhân viên của mình.
Lưu ý:
Nghiên cứu của Lewin đã diễn ra ở Mỹ, và mỗi nền văn hóa cách phản ứng không giống nhau với cùng một hành vi lãnh đạo.
3 Phong cách lãnh đạo
Hãy xém xét từng phong cách lãnh đạo mà Lewin chỉ ra một cách chi tiết, và học cách áp dụng trong quá trình lãnh đạo nhân viên của bạn.
Khi đọc nội dung của cả 3 phong cách lãnh đạo, hãy nhớ rằng bạn có thể kết hợp sử dụng các yếu tố của cả ba phương pháp trong tình huống thực tế khác nhau.
1. Lãnh đạo chuyên quyền ( Authoritarian (autocratic) leadership.)
Bạn là một nhà lãnh đạo dẫn dắt một cách độc đoán là khi bạn đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến các thành viên trong đội.
Bạn nói trực tiếp với nhân viên việc mà họ phải làm, và cách để làm điều đó.
Ưu điểm :
Quyết định cực kỳ nhanh chóng,
Và những người khác không thể nói thêm gì ngoài những gì nhà lãnh đạo đã giao và chỉ cho họ.
Nhược điểm :
Tạo ra một môi trường làm việc độc đoán và thường là thiếu cảm thông
Thường làm giảm và mất tinh thần của nhóm bạn .
Bạn cũng có thể bỏ lỡ việc nhận được ý kiến đóng góp từ các thành viên có kỹ năng, hiểu biết trong nhóm nếu bạn sử dụng phương pháp này.
Điều này có thể hạn chế nghiêm trọng sự đổi mới và hiệu suất làm việc trong nhóm của bạn.
Hơn nữa, trong nhiều nền văn hóa, người ta khá dễ bực tức và có xu hướng chống lại phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Nó có thể gây ra tình trạng thờ ơ và không khí nặng nề trong môi trường làm việc, và thậm chí còn làm cho nhân viên có thái độ hằn học hoặc bất mãn; và nó có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên sự vắng và khả năng nhân viên bỏ việc là cao.
Lãnh đạo chuyên quyền thường thích hợp khi bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng trong các cuộc khủng hoảng, nhưng nó lại ít phù hợp trong nhiều môi trường làm việc hiện đại.
2. Lãnh đạo dân chủ (Participative (Democratic) Leadership)
Với phong cách Lãnh đạo dân chủ, nhà lãnh đạo lên tiếng cuối cùng khi ra các quyết định, nhưng nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tham gia ý kiến trong quá trình ra quyết định.
Ưu điểm :
Giúp xây dựng lòng tin và các mối quan hệ làm việc.
Nhân viên cảm thấy mình được trao quyền và sẽ gắn bó hơn công việc của mình.
Nhược điểm :
Có thể làm chậm quá trình ra quyết định, dẫn tới những khả năng cơ hội bị bỏ lỡ.
Bất lợi trong trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng.
3. Lãnh đạo tự do ( Delegative (Laissez-Faire) Leadership)
Lãnh đạo tự do hay còn gọi là phong cách lãnh đạo “Trao Quyền Quyết Định” Laissez-Faire là một phong cách lãnh đạo Không Can Thiệp. Khi bạn sử dụng phong cách này, bạn cho phép các thành viên trong nhóm đặt ra các mục tiêu và thời hạn của riêng họ, đồng thời bạn cho phép họ tìm cách tối ưu đảm bảo hoàn thành công việc của họ.
Ưu điểm:
Phong cách lãnh đạo tự do hiệu quả nhất khi NHÂN VIÊN NĂNG ĐỘNG và CÓ NĂNG LỰC, và khi bạn có thể thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực về hoạt động và hiệu quả làm việc. Nó thường hiệu quả khi bạn làm việc với Cộng tác viên hoặc chuyên gia tư vấn
Nhược điểm: Có thể dẫn đến hiệu suất kém trong các nhóm mà mọi người có trình độ kỹ năng thấp, ít động lực hoặc kiến thức kém.
Mẹo
Sẽ không dễ dàng để biết được phong cách lãnh đạo nào sẽ phù hợp trong một số tình huống nhất định hoặc với một nhóm đặc thù. Hãy sử dụng thêm những mô hình như Thuyết Lãnh đạo theo định hướng – mục tiêu (Path-Goal Theory) , Thuyết lãnh đạo theo tình huống của Fiedler (Fiedler’s Contingency Model), Thuyết lãnh đạo ma trận (the Leadership Style Matrix)
Mindset.vn chúc bạn sẽ lựa chọn được một phong cách lãnh đạo thành công và hiệu quả.
Những điểm chính
Nhà tâm lý học xã hội Kurt Lewin đã xác định ba phong cách lãnh đạo chính vào năm 1939. Đó là:
1. Lãnh đạo chuyên quyền. ( Authoritarian (autocratic) leadership.)
2. Lãnh đạo dân chủ. (Participative (Democratic) Leadership)
3. Lãnh đạo tự do. ( Delegative (Laissez-Faire) Leadership)
Nghiên cứu của ewin là nền tảng của nhiều mô hình và khuôn khổ lãnh đạo ngày nay.
Kết luận quan trọng nhất của nó là mọi người có xu hướng bất bình với sự lãnh đạo độc đoán, và nhân viên của bạn có thể trở nên hung hăng, mất tinh thần hoặc sa sút tinh thần khi bị áp dụng nó. Ngược lại, bạn cần sử dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia hoặc ủy quyền đối với lãnh đạo để nhận được những điều tốt nhất từ mọi người.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu từng phong cách lãnh đạo trong số ba phong cách này để bạn biết khi nào và cách sử dụng chúng, cũng như để bạn biết những hành vi nào cần tránh nếu bạn muốn đạt được hiệu quả tốt nhất từ nhóm của mình.