“Một mục tiêu tốt đẹp của lãnh đạo là để giúp những người đang làm kém để làm tốt và giúp đỡ những người đang làm tốt để làm tốt hơn”.
Jim Rohn, doanh nhân người Mỹ.
Câu chuyện:
Mọi người trong đội nhóm của Samit đều biết rằng anh ấy “luôn ở đó vì họ.” Anh ấy thường xuyên kiểm tra để xem xét tình hình, và giúp hoj phát triển các kỹ năng cần thiết để thăng tiến trong sự nghiệp, thậm chí kể cả khi họ có thể rời đi bất cứ lúc nào.
Samit cũng rất nỗ lực để xem xét tình huống trên quan điểm của người khác. Anh ấy luôn đưa ra quyết định với sự đồng thuận cao của đội nhóm, cũng như đảm bảo tất cả nhân viên có đủ các nguồn lực và kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu.
Và như một kết quả tất yếu, nhóm của Samit là một trong những nhóm xuất sắc nhất trong bộ phận, với tỷ lệ nhân viên bỏ việc cực thấp và hiệu suất làm việc cực cao.
Samit là một ví dụ điển hình của một “nhà lãnh đạo đầy tớ.” Khái niệm về phong cách này sẽ được tìm hiểu thêm trong bài viết này.
Liệu bạn có phải là một nhà lãnh đạo đầy tớ?
Lãnh đạo đầy tớ là gì?
Robert K. Greenleaf lần đầu tiên sử dụng cụm từ “lãnh đạo đầy tớ” trong bài tiểu luận của ông năm 1970, “The Servant as a Leader” – Và nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Một nhà lãnh đạo đầy tớ có nghĩa là, trước hết, bạn phải là một “đầy tớ” – bạn luôn tập trung vào nhu cầu của người khác trước tiên, đặc biệt là nhân viên của mình, trước khi nghĩ tới nhu cầu cá nhân.
Bạn thừa nhận quan điểm của nhân viên, hỗ trợ hết mình khi cần thiết để họ làm tốt việc của họ và đạt các mục tiêu cá nhân, cho phép họ tham gia vào quá trình ra quyết định, và xây dựng ý thức tập thể trong đội nhóm.
Nhân viên tham gia tích cực hơn, tin cậy hơn, và gắn kết với nhau hơn cũng như có mối quan hệ tốt các bên liên quan khác.
Lãnh đạo đầy tớ không phải là một phong cách lãnh đạo hay kỹ thuật, đó là cách hành xử bạn chấp nhận trong dài hạn. Nó bổ sung cho các phong cách lãnh đạo dân chủ, và có những điểm tương đồng với phong cách Lãnh đạo chuyển đổi – thường là phong cách hiệu quả nhất để sử dụng trong các tình huống kinh doanh – và Lãnh đạo cấp độ 5 – là nơi các nhà lãnh đạo thể hiện sự khiêm tốn theo cách họ làm việc.
Tuy nhiên, lãnh đạo đầy tớ là vấn đề nan giải trong nền văn hóa có tính phân cấp, chuyên quyền, nơi các nhà quản lý và lãnh đạo được kỳ vọng sẽ đưa ra mọi quyết định. Tại đây, các nhà lãnh đạo đầy tớ sẽ khá khó khăn khi đấu tranh để giành được sự tôn trọng.
Điểm quan trọng
Nhà lãnh đạo đầy tớ tập trung vào nhu cầu của nhân viên – chứ không phải cảm xúc của họ. Tránh đưa ra quyết định không thỏa mãn nhân viên hoặc phản hồi tiêu cực dù điều này là cần thiết.
Ngoài ra, không nên lúc nào cũng sử dụng phong cách này – hãy kết hợp cùng với phong cách khác, như kết hợp cùng phong cách lãnh đạo chuyển đổi (James MacGregor Burns) để phát triển một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai, thúc đẩy mọi người để hướng về mục tiêu chung này, quản lý việc thực hiện và xây dựng một đội ngày càng vững mạnh.
Làm thế nào để trở thành một nhà Lãnh đạo đầy tớ?
Theo Larry C. Spears, cựu chủ tịch của Trung tâm K. Greenleaf Robert nghiên cứu về lỹ thuyết Phong cách nhà lãnh đạo đầy tớ, và chỉ ra 10 đặc điểm quan trong nhất của nhà lãnh đạo đầy tớ, gồm có:
- Listening – Lắng nghe.
- Empathy – Cảm thông
- Healing – Xoa dịu.
- Self-awareness – Tự nhận thức.
- Persuation – Thuyết phục.
- Conceptualization – Tầm nhìn
- Foresight – Phán đoán.
- Stewardship – Quản lý
- Commitment to the growth of people – Đào tạo
- Building – Xây dựng cộng đồng.
Một khi đã quyết định ưu tiên đặt nhu cầu của người khác lên bản thân, bạn có thể phát triển các kỹ năng trong từng lĩnh vực. Hãy xem cách bạn có thể làm điều này.
1. Lắng nghe
Nhà lãnh đạo đầy tớ luôn chăm chú lắng nghe và tìm hiểu những gì nhân viên đang nói. Để cải thiện kỹ năng lắng nghe, hãy chú tâm khi trao đổi, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người nói, tránh ngắt lời trước khi họ nói xong, và đưa ra phản hồi về những gì họ đã nói.
2. Cảm thông
Nhà lãnh đạo đầy tớ hiểu được quan điểm và quan điểm của người khác. Bạn sẽ cảm thông với nhân viên hơn bằng việc tạm thời đặt quan điểm của mình sang một bên, đánh giá cao quan điểm của người khác, và tiếp cận các tình huống với một tâm thế cởi mở.
3. Xoa dịu
Với đặc điểm này nhà lãnh đạo sẽ hỗ trợ cho nhân viên cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước tiên, đảm bảo rằng nhân viên có kiến thức và nguồn lực cần thiết cho công việc cũng như được làm việc trong một môi trường làm việc lành mạnh. Sau đó giúp họ cảm thấy thoải mái và thích thú với công việc.
4. Tự nhận thức
Tự nhận thức là khả năng hiểu chính mình, cảm xúc và hành vi của bản thân, và cách nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mình, và yêu cầu phản hồi từ người khác về bạn. Ngoài ra, hãy học cách quản lý cảm xúc, để bạn xem xét hành động và cách cư xử của bạn có thể ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
5. Thuyết phục
Nhà lãnh đạo đầy tớ rất giỏi thuyết phục – thay vì quyền hạn của họ . Họ khuyến khích mọi người hành động, xây dựng sự đồng thuận trong đội nhóm, để nhân viên hỗ trợ họ khi ra quyết định.
Có rất nhiều công cụ và mô hình có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng thuyết phục mà không làm hỏng các mối quan hệ hay bị coi là lợi dụng người khác. Hãy xây dựng Quyền lực chuyên gia – Khi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, nhân viên sẽ lắng nghe và bạn sẽ dễ dàng để thuyết phục hoặc truyền cảm hứng cho họ.
6. Tầm nhìn
Điều này có nghĩa là hãy “mơ những Giấc mơ lớn “, để bạn có thể nhìn xa hơn thực tế hàng ngày và đến bức tranh lớn hơn.
Nếu là một nhà lãnh đạo cấp cao trong công ty, bạn chính là người xây dựng và phát triển chiến lược cho toàn công ty. Cho nên, ở bất cứ cấp độ lãnh đạo nào, hãy học cách xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho đội nhóm, và nêu rõ vai trò của nhân viên trong việc hoàn thành các mục tiêu dài hạn quan trọng như thế nào.
Ngoài ra, xác định chính xác và cụ thể mục tiêu dài hạn để bạn luôn có động lực để đạt được những mục tiêu xa hơn của mình mà không bị phân tâm.
7. Phán đoán
Nhà lãnh đạo đầy tớ có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm quá khứ, xác định những gì đang xảy ra, và hiểu rõ hậu quả nếu ra quyết định.
Bạn có thể dùng công cụ như Phân tích SWOT và PEST để đánh giá tình hình cụ thể và môi trường hiện tại. Phân tích theo kịch bản dự kiến giúp nhà lãnh đạo lường trước các hướng có thể xảy ra trong tương lai. Danh sách ORAPAPA dùng khi đưa ra quyết định,để rút kinh nghiệm và đảm bảo rằng bạn đã xem xét tất cả các góc độ.
Ngoài ra, hãy học cách tin tưởng vào trực giác của bạn – nếu bản năng mách bảo bạn rằng có điều gì đó không ổn, hãy lắng nghe nó
8. Quản lý
Quản lý là chịu trách nhiệm về các hành động và hiệu suất của nhóm, đồng thời chịu trách nhiệm về vai trò của các thành viên trong nhóm.
Dù bạn là một nhà lãnh đạo chính thức hay không, bạn có trách nhiệm về những điều xảy ra trong công ty của bạn. Hãy dành thời gian suy nghĩ về giá trị của bản thân cũng như của tổ chức để bạn biết mình sẽ làm gì và sẽ không ủng hộ điều gì. Ngoài ra, hãy làm gương bằng cách thể hiện các giá trị và hành vi mà bạn muốn thấy ở người khác và tự tin để chống lại mọi người khi họ hành động theo cách không phù hợp với họ.
9. Đào tạo
Nhà lãnh đạo đầy tớ luôn cam kết phát triển và đào tạo cho nhân viên của họ. Để phát triển nhân viên của bạn, hãy đánh giá nhu cầu đào tạo để xác định chính xác nhu cầu phát triển của nhân viên và đào tạo cho họ các kỹ năng cần thiết để tăng hiệu suất làm việc. Ngoài ra, hãy tìm hiểu những mục tiêu cá nhân của họ, từ đó bạn có thể bàn giao các dự án hoặc thêm thắt trách nhiệm để giúp họ đồng thời đạt được mục tiêu cá nhân.
10. Xây dựng cộng đồng
Đặc điểm cuối cùng của nhà lãnh đạo đầy tớ là họ luôn làm việc để xây dựng ý thức cộng đồng trong đội ngũ của mình.
Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo cơ hội cho mọi người tương tác với nhau trong công ty. Ví dụ, bạn có thể tổ chức các sự kiện xã hội như cùng ăn trưa với nhau , tổ chức các bữa dã ngoại, thiết kế không gian làm việc của bạn và khuyến khích tính giao lưu, dành vài phút đầu tiên trong mỗi cuộc họp để nói chuyện phiếm.
Khuyến khích mọi người chịu trách nhiệm hết mình trong công việc của họ, và nhắc nhở vai trò quan trọng của họ trong thành công và mục tiêu chung của đội ngũ và tổ chức.
Những điểm chính trong bài
Bạn là một nhà lãnh đạo đầy tớ khi bạn ưu tiên tập trung vào nhu cầu của nhân viên – chứ không phải cảm xúc của mình . Đó là một cách tiếp cận lâu dài để lãnh đạo, chứ không phải là một kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng trong các tình huống cụ thể. Do đó, bạn có thể kết hợp sử dụng nó với các phong cách lãnh đạo khác như Lãnh đạo chuyển đổi.
Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo đầy tớ bằng cách làm việc dựa trên 10 đặc điểm sau:
Listening – Lắng nghe.
Empathy – Cảm thông
Healing – Xoa dịu.
Self-awareness – Tự nhận thức.
Persuation – Thuyết phục.
Conceptualization – Tầm nhìn
Foresight – Phán đoán.
Stewardship – Quản lý
Commitment to the growth of people – Đào tạo
Building – Xây dựng cộng đồng.
Có câu “Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Còn nếu muốn đi xa, hãy đi cùng đồng đội.” Đúng vậy, bạn sẽ chẳng đạt được những mục tiêu lớn lao của mình nếu không có đội nhóm. Vì thế, hãy áp dụng những kiến thức trong bài viết này để phát triển một đội nhóm mạnh , chinh phục mọi mục tiêu thách thức để cùng nhau chạm đích thành công.