mindset.vn
Menu
  • Cổ Học Tinh Hoa
    • Đạo Gia
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Hiểu về triết lý Đạo Gia
      • 3. Các trường phái tiêu biểu
      • 4. Các danh nhân Đạo gia Trung Hoa
      • 5. Các danh nhân Đạo gia Đại Việt
      • 6. Sách Đạo gia
      • 7. Văn minh Đạo gia
      • 8. Các Thần Tiên của Đạo giáo
      • 9. Đạo Gia Ứng Dụng
    • Nho Gia
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Hiểu Về Triết Lý Nho Gia
      • 3. Các trường phái tiêu biểu
      • 4. Các nhà chính trị Nho gia Trung Hoa
      • 5. Các nhà chính trị Nho gia Đại Việt
      • 6. Sách Nho cho người lớn
      • 7. Sách Nho cho trẻ em – Thai giáo
      • 8. Văn minh Nho gia
      • 9. Nho gia ứng dụng
    • Đạo thuật ứng dụng
      • 1.Kiến thức đạo thuật căn bản
        • Võ học và võ đạo truyền thống
        • Mệnh số học trong văn hóa cổ
        • Phong thủy học trong văn hóa cổ
        • Đông Y và nền triết học phương Đông
        • Lịch Pháp và Âm Dương Lịch
        • Bát Quái Kinh Dịch
        • Cửu Lưu Thập Gia
  • Góc Nhìn
    • Dạy con làm thầy hay làm bạn theo nguyên lý âm dương
    • Ứng dụng âm dương Vấn đề chính là giải pháp – Giữ tâm sáng trống không
    • Uy Vũ Bất Năng Khuất – Bần Tiện Bất Năng Di
  • Thư Viện Kỹ Năng
    • 1. Kỹ Năng Lãnh Đạo
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Tổng Quát Về Tư Duy Lãnh Đạo
      • 3. Hiểu Về Quyền Lực
      • 4. Phong Cách Lãnh Đạo
    • 2. Quản Lý Đội Ngũ
    • 3. Hoạch Định Chiến Lược
    • 4. Giải Quyết Vấn Đề
    • 5. Ra Quyết Định
    • 6. Quản Lý Dự Án
    • 7. Quản Lý Thời Gian
    • 8. Kiểm Soát Căng Thẳng
    • 9. Kỹ Năng Giao Tiếp
    • 10. Sáng Tạo
    • 11. Kỹ Năng Học
    • 12. Kỹ Năng Nghề Nghiệp
Menu

Nho gia thời cổ đại

Posted on Tháng chín 3, 2023 by Dung

Khổng Tử là Thánh nhân nổi tiếng nhất của Nho gia, là Thầy của muôn đời. Tuy nhiên, ông không phải là người sáng lập ra Nho giáo, bản thân ông cũng từng nói: “Ta chỉ trần thuật, không sáng tác”. Nho gia có lịch sử vô cùng lâu đời và phần lịch sử thời cổ đại của nó rất quan trọng, vì thế chúng tôi tách riêng để nói về phần này rõ hơn cho các bạn hiểu thêm.

Khởi nguồn từ văn hóa Thần truyền

Để hiểu được gốc rễ của văn hóa và triết thuyết Nho gia, ta phải quay ngược thời gian về thời Thượng cổ, lúc nền văn minh Trung Hoa đang ở buổi bình minh của nó, vì những thành tố cấu thành quan trọng nhất của văn minh này đã đặt nên nền tảng cho Nho gia sau này kế thừa và phát triển. Đây là nền văn minh cổ đại có thể coi là duy nhất hiện nay có sự truyền thừa liên tục suốt 5000 năm, lâu dài và nguyên vẹn nhất trong số các nền văn minh hiện hữu trên thế giới. Hơn nữa, văn minh này còn được gọi là “văn hóa Thần truyền” vì các yếu tố liên quan đến Thần linh của nó từ khi khởi đầu cho đến mãi suốt mấy nghìn năm diễn biến về sau.

Văn minh Trung Hoa do Thần truyền xuống-Ảnh minh họa: Shenyun

Phục Hy Thị – Bát Quái và Kinh Dịch

Khai tổ của văn minh Trung Hoa phải kể đến Phục Hy Thị, ông là một trong 3 vị vua đầu tiên thời cổ đại, tục gọi là Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông). Thời ông trị vì, có con Long Mã lưng mang đồ hình hiện lên trên sông Hoàng Hà, Phục Hy nhân đó mà tạo ra Hà Đồ. Ông lại căn cứ vào Hà Đồ đó, quan sát thiên tượng địa hình nhân văn mà vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái 8 quẻ, dùng để trị lý thiên hạ. Ông còn dạy cho dân sử dụng lửa, săn bắn và cùng thời có Thương Hiệt tạo ra chữ viết.Sau đến thời Đại Vũ trị thủy, có con rùa thần mang quyển thư hiện trên sông Lạc. Đại Vũ nhân đó tạo ra Lạc Thư, làm ra bộ Hồng Phạm Cửu Trù để trị quốc.

Bát quái, thuyết Âm Dương và chữ viết là ba thành phần quan trọng tạo ra Kinh Dịch, một tác phẩm được mệnh danh là “đứng đầu mọi kinh điển” của Nho gia, là nền tảng quan trọng và huyền bí nhất về đạo trị quốc, tu thân và hầu như tất cả mọi mặt đời sống xã hội.

Hà Đồ Lạc Thư- ảnh minh họa Sohu

Phục Hy Thị là tổ của văn minh Hoa Hạ, lại là tác giả của Kinh Dịch Bát Quái nên cũng có thể coi ông là sơ tổ của cả Nho gia và Đạo gia. Nho và Đạo là cùng chung một nguồn gốc.

Các triều đại sau này trị lý quốc gia, đều dùng tư tưởng “Nội Đạo ngoại Nho” cũng bắt nguồn từ đây.

(còn tiếp)

Minh Bảo

Category: 1. Kiến Thức Khởi Đầu, Nho Gia

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Recent Posts

  • Tư Trị Thông Giám
  • Đường Thái Tông
  • Khổng Tử
  • 72 môn đệ Khổng Tử
  • Hình nhi Hạ học-Khái niệm căn bản

Recent Comments

  1. Dung trong Ấu học Quỳnh Lâm
  2. Dung trong Ấu học Quỳnh Lâm

Archives

  • Tháng chín 2023
  • Tháng tám 2023
  • Tháng bảy 2023
  • Tháng sáu 2023
  • Tháng năm 2023
  • Tháng ba 2023
©2025 mindset.vn