Làm điều đúng đắn
Thế giới đã chứng kiến rất nhiều thất bại về mặt đạo đức nổi tiếng xuất hiện trong thời gian gần đây – vụ bê bối khí thải Volkswagen và những tranh cãi xung quanh dịch vụ Uber khổng lồ.
Những ví dụ này và vô vàn ví dụ khác cho thấy điều rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra khi những người đứng đầu đưa ra quyết định yếu kém về đạo đức và kết thúc bằng khủng hoảng truyền thông hoặc tòa án.
Ngược lại, có những nhà lãnh đạo lại luôn đặt giá trị đạo đức trở thành tiêu chuẩn cho mọi lựa chọn, và góp phần “nâng tầm” cũng như truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình.
Những nhà lãnh đạo có đạo đức luôn làm những điều đúng đắn, đúng thời điểm, và với lý do đúng đắng. Họ đặt đạo đức lên trên hết, và những nghiên cứu cho thấy rằng, nhân viên của những người như vậy thường có xu hướng trung thành, tận tâm và làm việc có đạo đức hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách để mỗi người lãnh đạo có thể nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, cũng như đội ngũ của mình.
Nguyên nhân của thất bại đạo đức
Trước khi xem xét cách để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức, sẽ rất hữu dụng khi xem xét những nguyên nhân dẫn đến những thất bại về mặt đạo đức.
Tác giả và chuyên gia về đạo đức của lãnh đạo, Linda Fisher Thornton, đã chỉ ra những yếu tố kết nối với nhau, có thể dẫn tới những thất bại về mặt đạo đức của các nhà lãnh đạo bản thân và lãnh đạo đội ngũ.
Các nguyên nhân đến từ cá nhân chủ yếu đến từ việc vượt qua ranh giới, như giá trị cốt lõi của đội ngũ, quy tắc nghề nghiệp, chạy theo đám đông (“ai cũng làm như vậy, tại sao mình không làm”) và thiếu khả năng tự chủ bản thân.
Các nguyên nhân đến từ tổ chức bao gồm việc thiếu các mô hình vai trò nhân viên, thiếu các hệ thống tiêu chuẩn hóa hành vi và giáo dục, và thiếu trách nhiệm giải trình.
Các bạn có thể khám phá thêm những lý do đằng sau hành vi phi đạo đức của các tổ chức, thông qua bài viết “Bảy dấu hiệu suy sụp về mặt đạo đức của Jennings“.
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức
Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét 6 bước để xác định các tiêu chuẩn đạo đức và áp dụng các tiêu chuẩn đó vào trong thực tế.
1. Xác định giá trị cốt lõi cho đội ngũ của bạn
Mọi người trong đội ngũ sẽ luôn nhìn bạn, với tư cách là người lãnh đạo của họ, và biến bạn thành tấm gương về đạo đức. Nhưng để làm tốt được điều này, trước tiên bạn cần hiểu về giá trị cốt lõi của đội ngũ, để thực hiện chúng trong hoạt động hàng ngày.
Ví dụ, hãng chế tạo máy Deere & Co., đã được bình chọn là một trong những công ty có đạo đức nhất trên thế giới vào năm 2018. Tại sao họ làm được điều đó? Bởi vì công ty luôn cam kết việc duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về danh dự và chính trực trong kinh doanh, và bởi vì tất cả mọi người, từ lãnh đạo cao nhất đến nhân viên tại cửa hàng, đều làm việc dựa trên những giá trị cốt lõi của Deere & Co.
Hy vọng rằng, giống như Deere, công ty của bạn luôn có những quy tắc rõ ràng về việc mong đợi nhân viên sẽ làm gì. Những quy tắc này thường xuất phát từ thông điệp nằm trong sứ mệnh và tầm nhìn của đội ngũ.
2. Biết giá trị cốt lõi của bản thân
Các nhà lãnh đạo giỏi luôn tuân theo những giá trị cốt lõi của bản thân, bên cạnh những giá trị cốt lõi của đội ngũ.
Để kiểm tra liệu bạn có làm được như vậy không, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
- Những tiêu chuẩn về hành vi nào thực sự quan trọng với đội ngũ của tôi?
- Tôi ngưỡng mộ những giá trị nào ở những nhà lãnh đạo mà mình thần tượng? Tôi có làm được như họ không?
- Tôi sẽ sống theo những giá trị cốt lõi đó, ngay cả khi tôi gặp bất lợi trong công việc?
3. Tạo môi trường làm việc
Khi chắc chắn về những giá trị mà đội ngũ và bản thân mình đang theo đuổi, bạn có thể tạo ra môi trường làm việc phù hợp cho nhóm hoặc công ty của mình.
Trở thành tấm gương tốt là cách tốt nhất để làm được những điều trong bài viết này. Mọi người sẽ noi theo những hành vi của bạn, và khi tới lượt, họ sẽ tiếp tục trở thành những tấm gương để người khác noi theo. “Hiệu ứng lan truyền” sẽ lan tỏa rộng rãi và giúp mọi người tiếp cận dễ dàng.
Ví dụ, nếu công ty của bạn coi trọng sự Trung thực hơn tất cả, hãy đảm bảo sự minh bạch với tất cả mọi nhân viên xung quanh bạn. Và nếu công ty bạn coi tự do ngôn luận là trên hết, hãy cho phép các nhân viên có thể thoải mái trao đổi và đưa ra ý kiến riêng của họ.
Bước tiếp theo, hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn sẽ biết được hậu quả của những hành vi trái với giá trị cốt lõi của công ty hoặc vi phạm vào những quy tắc đạo đức. Những hậu quả này không nhất thiết bằng hình phạt, nhưng đủ để nhắc nhở mọi người về những tiêu chuẩn về hành vi mà bạn mong đợi ở đội ngũ.
Khen thưởng cũng rất quan trọng. Hãy xem xét việc khen thưởng các thành viên trong đội ngũ luôn hành động theo các giá trị của công ty. Ngay cả tin nhắn “Cám ơn!” đơn giản cũng có thể được người nhận đánh giá cao. Và việc chia sẻ những tấm gương của nhân viên đã làm những điều đúng đắn trong các tình huống khó khăn cũng giúp củng cố và lan truyền những giá trị cốt lõi một cách mạnh mẽ.
Ghi chú:
Một số hành vi là phi đạo đức nhưng không phải là bất hợp pháp. Hành vi bất hợp pháp không bao giờ được chấp nhận. Nếu bạn biết hoặc hiểu lơ mơ về hành vi bất hợp pháp, hãy xem bài viết này của chúng tôi.
4. Nhận ra những tình huống mâu thuẫn về mặt đạo đức
Hãy tưởng tượng về tình huống này: Bạn đang họp với ban lãnh đạo công ty, và một trong những đồng nghiệp đang phóng đại về thành tích mà nhóm của anh ta đạt được. Thay vì nói rằng dự án sẽ tăng doanh thu công ty lên 4%, như đã tiết lộ trước đó với bạn, thì anh ta lại “nổ” rằng dự án sẽ giúp tăng 12% doanh thu.
Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Anh ta là đồng nghiệp thân thiết và một người bạn ở ngoài đời, nhưng mặt khác, anh ấy đang không trung thực. Bạn sẽ ủng hộ, hay tiết lộ hết sự thật cho mọi người cùng biết?
Chúng ta thường phải đối mặt với vô vàn những khó khăn trong môi trường công sở, nhưng hầu hết những tình huống mâu thuẫn về mặt đạo đức là không thể nhận ra. Do đó, làm sao để bạn có thể nhận ra?
Xác định các hoạt động “mầm mống”. Những hoạt động như thu mua, tuyển dụng, sa thải, thăng chức và lương thưởng thường thu hút những việc mâu thuẫn về mặt đạo đức, do đó bạn phải luôn cảnh giác và tỉnh táo khi tham gia.
Những mối đe dọa về hình ảnh cá nhân hoặc thu nhập có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Ví dụ, nếu phạm sai lầm trong công việc, bạn sẽ thừa nhận hay cố gắng che đậy?
Bằng cách nhận biệt những hoạt động dễ xảy ra mâu thuẫn về đạo đức, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn về hậu quả.
Lắng nghe “tiếng nói từ bên trong” của bạn. Lương tâm sẽ báo lại cho bạn khi có điều gì đó không đúng đắn đang diễn ra, dẫn đến cảm giác bất an. Nếu rơi vào tình huống khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc đi ngược với giá trị cốt lõi hay niềm tin, hãy dừng lại và suy nghĩ thấu đáo trước khi tiếp tục.
5. Đối phó với những tình huống mâu thuẫn về đạo đức
Nhận ra tình huống mâu thuẫn về đạo đức là một chuyện. Quyết định hành động là một việc chuyện hoàn toàn khác, và ngay cả khi biết được bản thân phải làm gì, thì việc thực hiện vẫn rất khó khăn.
Có một số cách để đối phó với những tình huống mâu thuẫn về mặt đạo đức:
Chuẩn bị trước. Hình dung các kịch bạn có thể xảy ra sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc và đưa ra quyết định phù hợp. Trong tình huống khủng hoảng, bạn có rất ít thời gian để đưa ra quyết định , do đó việc chuẩn bị trước sẽ giúp ích rất nhiều.
Ví dụ, bạn sẽ làm gì khi biết đồng nghiệp của mình sắp bị sa thải, nhưng công ty lại quy định không được tiết lộ thông tin đó? Bạn sẽ quyết định làm gì?
Bạn cũng có thể chia sẻ những tình huống này với đội ngũ của mình để họ nhận ra và chuẩn bị cho cách tình huống mâu thuẫn về mặt đạo đức.
Sức mạnh của bằng chứng. Trong ví dụ về việc đồng nghiệp của bạn phóng đại số liệu kinh doanh trước mặt ban lãnh đạo công ty, khác hẳn với số liệu mà anh ấy đã tiết lộ cho bản trước đó, liệu rằng số liệu thay đổi như vậy có hợp lý hay không?
Bất cứ khi nào có thể, hãy dành thời gian để kiểm chứng và đánh giá liệu ai đó có đang thực hiện hành vi trái đạo đức hay không, trước khi đưa ra hành động.
Đánh giá lại quyết định của bạn trước khi hành động. Nếu đang ở trong một tình huống khó khăn và không biết phải làm như thế nào, hay thử đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trước khi hành động, bạn tự hỏi bản thân cảm thấy thế nào khi hành động của mình trở nên công khai. Bạn có tự hào về hành động đó không? Nếu không, hãy xem xét lại quyết định.
Đón nhận lời khuyên. Thu nhận ý kiến đóng góp từ người khác sẽ giúp bạn đánh giá tình huống khách quan hơn và đưa ra quyết định chất lượng hơn. Ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất, cũng luôn muốn nhận được những lời khuyên trước tình huống khó khăn. Chỉ cần đảm bảo bạn không rơi vào Tư duy tập thể (Groupthink).
6. Can đảm
Đôi khi, bạn sẽ hành động dựa theo một quyết định, nhưng lại luôn tự hỏi bản thân mình có đang làm đúng hay không. Và ngay cả khi bạn đúng, những hậu quả khó chịu sẽ không thể tránh khỏi.
Ví dụ, một lãnh đạo đã yêu cầu kế toán của mình luôn kiểm tra đột xuất các khoản thu chi của công ty. Cô ấy biết mình phải luôn trung thực và đúng đắn, nhưng kết quả đáng buồn là có thể khiến những đồng nghiệp bị sa thải.
Vì vậy, đôi khi việc trở thành nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ khiến bạn cảm thấy khó xử, nhưng chúng giúp bạn tin tưởng vào bản thân và bản năng của mình. Nếu biết cách xoa dịu lo lắng và nhìn nhận tình huống hợp lý, bản năng sẽ dẫn lối giúp bạn đi đúng hướng.
Những điểm chính trong bài
Sống có đạo đức – và dẫn đầu – cần có lòng can đảm và niềm tin. Nó có nghĩa là bạn phải làm những điều đúng đắn, ngay cả khi bạn đi ngược lại với số đông hoặc khó khăn để thực hiện.
Bắt đầu bằng cách xác định những giá trị cốt lõi của công ty và của chính bạn, sau đó lan tỏa chúng vào đội ngũ. Bằng cách rèn luyện bản thân để phát hiện ra những mâu thuẫn về mặt đạo đức, bạn có thể đưa ra quyết định đối phó dựa trên những đánh giá đầy đủ về tình huống và đi tìm lời khuyên khi cần thiết.
Hành động sẽ tác động lớn hơn lời nói của bạn, vì vậy hãy làm gương bằng cách đi theo niềm tin và lan truyền cảm hứng cho nhân viên xung quanh, để họ thực hiện theo.