Ba cấp độ của chiến lược
Bạn có thể đã nghe về thuật ngữ “”chiến lược kinh doanh”” tại công ty của mình.
Nhưng chính xác thì Chiến lược là gì? Và bạn có biết rằng bạn cần các loại Chiến lược khác nhau ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức của mình không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số định nghĩa phổ biến về Chiến lược. Chúng tôi sẽ tập trung vào ba cấp độ chiến lược – chiến lược công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược nhóm – và chúng ta cũng sẽ tìm hiểu một số công cụ và mô hình cốt lõi liên quan đến từng cấp chiến lược.
Định nghĩa chiến lược
Chiến lược đã được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lý thuyết kinh doanh nghiên cứu trong nhiều năm. Tuy nhiên, không có bất kì câu trả lời chắc chắn nào về chiến lược thực sự là gì.
Ví dụ, một số người tin rằng chúng ta phải phân tích thị trường hiện tại một cách cẩn thận, và dự đoán những thay đổi trong thị trường hoặc ngành và từ đó mới lập kế hoạch cho việc bạn sẽ thành công như thế nào trong tương lai. Trong khi đó, những người khác cho rằng tương lai quá khó để dự đoán và họ thích phát triển các chiến lược của mình một cách hữu cơ. Gerry Johnson và Kevan Scholes, tác giả của cuốn sách “Khám phá chiến lược doanh nghiệp” nói rằng chiến lược quyết định phương hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn và họ nói rằng nó nên được xác định cách các nguồn lực được thiết lập để đáp ứng nhu cầu của thị trường và các bên liên quan.
Michael Porter, một chuyên gia chiến lược và là giáo sư tại Trường Đại học Harvard nhấn mạnh sự cần thiết của chiến lược để xác định và truyền đạt vị trí độc nhất của một tổ chức, đồng thời nói rằng nó nên xác định cách kết hợp các nguồn lực, kỹ năng và năng lực của tổ chức để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Những tổ chức thành công thì họ luôn có một chiến lược công ty để định hướng cho một bức tranh toàn cảnh. Mỗi doanh nghiệp con ( cấp đơn vị kinh doanh) trong tổ chức đó cũng có một chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, mà các nhà lãnh đạo của nó sử dụng để xác định cách họ sẽ cạnh tranh trong các thị trường của họ. Đổi lại, mỗi phòng ban cũng nên có chiến lược riêng của mình để đảm bảo rằng các hoạt động hàng ngày của họ giúp đưa tổ chức đi đúng hướng. Định nghĩa đơn giản nhất về chiến lược ở mỗi cấp là: “Xác định cách chúng ta sẽ giành chiến thắng trong tương lai.” Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về từng cấp độ của chiến lược – công ty, đơn vị kinh doanh và nhóm nhé.
Chiến lược cấp công ty
Trong kinh doanh, chiến lược cấp công ty dùng để chỉ về chiến lược tổng thể của một tổ chức được tạo thành từ nhiều đơn vị kinh doanh (SBU) , hoạt động trên nhiều thị trường. Nó chỉ cách thức toàn thể công ty hỗ trợ và nâng đỡ giá trị của các ngành hàng/ đơn vị kinh doanh trong nó. Và đồng thời nó trả lời câu hỏi : “Làm thế nào để chúng ta cấu trúc doanh nghiệp tổng thể, để tất cả các bộ phận của nó cùng nhau tạo ra nhiều giá trị hơn là để chúng hoạt động riêng lẻ?”
Các tập đoàn có thể thực hiện điều này bằng cách xây dựng một năng lực nội bộ mạnh mẽ từ nhiều cách như chia sẻ công nghệ và nguồn lực giữa các ngành hàng/đơn vị kinh doanh, hiệu suất phí tổn , phát triển và nuôi dưỡng một thương hiệu mạnh, v.v.
Ở cấp độ chiến lược này, chúng tôi quan tâm đến việc cách các ngành hàng/đơn vị kinh doanh trong tập đoàn phối hợp ăn ý với nhau và hiểu cách triển khai các nguồn lực để tạo ra giá trị lớn nhất có thể cho doanh nghiệp. Những công cụ như Mô hình chiến lược chung của Porter, Ma trận Botox, Ma trận ADL và phân tích VRIO sẽ giúp thực hiện phân tích và lập kế hoạch cấp cao này.
Bên cạnh đó, công cụ Thiết kế của tổ chức ( Organization’s design) cũng là một yếu tố chiến lược quan trọng cần được xem xét ở cấp độ chiến lược này. Cách bạn cấu trúc doanh nghiệp, con người và các nguồn lực khác đều ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và có thể hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của bạn.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (ngành hàng)
Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh ( chiến lược ngành hàng ) liên quan đến việc cạnh tranh thành công trên thị trường của nó. Và nó giải quyết câu hỏi, “Làm thế nào để chúng ta chiến thắng trong thị trường này?” Tuy nhiên, chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh cần được liên kết với các mục tiêu đã được xác định trong chiến lược cấp công ty.
Phân tích cạnh tranh trong tiếp thị và quản lý chiến lược là một điểm khởi đầu tốt để phát triển chiến lược đơn vị kinh doanh. Nó bao gồm thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ( chiến lược ngành hàng ) là bạn phải suy nghĩ về năng lực cốt lõi của mình và cách bạn có thể sử dụng những năng lực này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo cách tốt nhất có thể. Từ đó, hãy sử dụng Phân tích USP để hiểu rõ hơn về cách củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
Ghi chú:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể trùng nhau hoặc giống nhau.
Tuy nhiên, nếu một tập đoàn/công ty đang cạnh tranh trên nhiều thị trường khác nhau, thì mỗi đơn vị kinh doanh cần phải suy nghĩ về định hướng chiến lược của riêng mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh phải phù hợp với chiến lược cấp công ty, đặc biệt là khi doanh nghiệp của bạn coi trọng vấn đề thương hiệu.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (chiến lược ngành hàng) của bạn có thể sẽ là cấp chiến lược dễ thấy nhất trong mỗi ngành hàng. Những người làm việc trong mỗi ngành hàng sẽ có thể rút ra các liên kết trực tiếp giữa chiến lược này và công việc mà họ đang làm. Khi mọi người hiểu cách họ có thể giúp ngành hàng của mình “chiến thắng”, bạn có cơ sở để có được một lực lượng lao động có năng suất và động lực cao. Do đó, điều quan trọng là phải có một định nghĩa rõ ràng về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của đơn vị kinh doanh ( ngành hàng).
Chiến lược nhóm
Để thực hiện thành công các chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, bạn cần các tean trong toàn tổ chức của mình làm việc ăn ý cùng nhau. Mỗi team này đều có những đóng góp và vai trò khác nhau, nghĩa là mỗi team cần có chiến lược nhóm của riêng mình, dù đơn giản đến đâu.
Chiến lược nhóm này phải có mục tiêu cuối cùng là đạt được các mục tiêu của chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và công ty, có nghĩa là tất cả các cấp chiến lược hỗ trợ và nâng cao lẫn nhau để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thành công.
Đây là nơi để xác định mục đích và ranh giới của nhóm , ví dụ, điều lệ nhóm; và để quản lý nó bằng cách sử dụng các kỹ thuật như Quản lý theo Mục tiêu và sử dụng KPI.
Bạn cần làm việc hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược đã được đặt ra ở các cấp cao hơn của tổ chức. Chính vì vậy, một yếu tố quan trọng trong chiến lược nhóm của bạn là thực hiện các phương pháp tốt nhất để giúp nhóm của bạn đạt được các mục tiêu của mình. Các hoạt động tối ưu hóa việc quản lý nhà cung cấp, chất lượng và sự xuất sắc trong hoạt động cũng là những yếu tố quan trong việc tạo và thực hiện một chiến lược nhóm hiệu quả.
Những điểm chính trong bài :
Khó có thể định nghĩa về Chiến lược, nhưng nói một cách đơn giản: ” Xác định cách chúng ta sẽ giành chiến thắng trong tương lai.”
Trong kinh doanh có các cấp độ chiến lược khác nhau. Mỗi công cụ này có một trọng tâm khác nhau và cần các công cụ và kỹ năng khác nhau.
Chiến lược công ty tập trung vào toàn bộ tổ chức, trong khi chiến lược đơn vị kinh doanh tập trung vào một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc thị trường.
Cuối cùng, chiến lược nhóm xác định cách một nhóm sẽ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu và mục tiêu tổng thể.