mindset.vn
Menu
  • Cổ Học Tinh Hoa
    • Đạo Gia
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Hiểu về triết lý Đạo Gia
      • 3. Các trường phái tiêu biểu
      • 4. Các danh nhân Đạo gia Trung Hoa
      • 5. Các danh nhân Đạo gia Đại Việt
      • 6. Sách Đạo gia
      • 7. Văn minh Đạo gia
      • 8. Các Thần Tiên của Đạo giáo
      • 9. Đạo Gia Ứng Dụng
    • Nho Gia
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Hiểu Về Triết Lý Nho Gia
      • 3. Các trường phái tiêu biểu
      • 4. Các nhà chính trị Nho gia Trung Hoa
      • 5. Các nhà chính trị Nho gia Đại Việt
      • 6. Sách Nho cho người lớn
      • 7. Sách Nho cho trẻ em – Thai giáo
      • 8. Văn minh Nho gia
      • 9. Nho gia ứng dụng
    • Đạo Thuật Ứng Dụng
  • Góc Nhìn
    • Dạy con làm thầy hay làm bạn theo nguyên lý âm dương
    • Đại Học – Nghệ Thuật Lãnh Đạo Chân Chính
    • Ứng dụng âm dương Vấn đề chính là giải pháp – Giữ tâm sáng trống không
    • Uy Vũ Bất Năng Khuất – Bần Tiện Bất Năng Di
  • Thư Viện Kỹ Năng
    • 1. Kỹ Năng Lãnh Đạo
      • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
      • 2. Tổng Quát Về Tư Duy Lãnh Đạo
      • 3. Hiểu Về Quyền Lực
      • 4. Phong Cách Lãnh Đạo
    • 2. Quản Lý Đội Ngũ
    • 3. Hoạch Định Chiến Lược
    • 4. Giải Quyết Vấn Đề
    • 5. Ra Quyết Định
    • 6. Quản Lý Dự Án
    • 7. Quản Lý Thời Gian
    • 8. Kiểm Soát Căng Thẳng
    • 9. Kỹ Năng Giao Tiếp
    • 10. Sáng Tạo
    • 11. Kỹ Năng Học
    • 12. Kỹ Năng Nghề Nghiệp
Menu

Đạo gia là gì?

Posted on Tháng Ba 17, 2023Tháng Ba 17, 2023 by Phi Không

Đạo gia cùng với Phật gia và Nho gia là ba đại diện tiêu biểu của nền văn minh Thần truyền Trung Hoa. Văn minh Trung Hoa cổ đại cho đến nay còn được gọi là văn minh Tam Giáo (Nho Phật Lão), tuy nhiên Đạo gia lại không phải là Đạo giáo. Chúng ta cần phải phân biệt rõ các khái niệm này để không bị nhầm lẫn vì tuy có điểm chung nhưng chúng vẫn khác biệt rất nhiều.

Vậy Đạo gia là gì?

Đạo gia là một trường phái tu luyện theo Đạo (Phật là tu theo Phật Pháp). Đạo theo quan niệm của Đạo gia chính là tương đồng với khái niệm Phật Pháp trong Phật gia, ý chỉ một lực lượng bản nguyên siêu việt và là nguồn gốc của tất cả sinh mệnh cũng như vật chất trong vũ trụ này từ vật thể vi quan cho đến tất cả mọi thứ tồn tại trong vũ trụ vĩ đại ở hồng quan.

Mục đích tu luyện của người tu theo Đạo gia chính là Đắc Đạo, đem bản thể của mình thăng hoa, đồng hóa với bản thể của Đạo mà trở thành Thần tiên, thoát khỏi luân hồi sinh tử, trở thành một sinh mệnh cao tầng trong vũ trụ. Để đạt mục đích đó, các phương pháp tu luyện của họ đều phải có 1 định hướng chung, đó là phải đạt đến cảnh giới “Phản bổn quy chân”, bỏ hết các ràng buộc của thế gian như Danh Lợi Tình để Đắc Đạo và “quy chân”, quay trở về bản tính nguyên thủy của mình. Người đắc Đạo trong Đạo gia chính là Thần tiên, do phương pháp tu luyện của họ có đặc điểm lả “phản bổn quy chân” nên chúng nhân hay gọi là bậc chân nhân đắc đạo.

Đạo gia và Đạo giáo

Tuy cùng tu luyện theo Đạo và cùng có mục đích tu hành đắc Đạo thành tiên, nhưng Đạo gia và Đạo giáo lại khác nhau hoàn toàn về hình thức. Đạo gia chủ trương mật tu, độc tu, ngay cả chọn đệ tử cũng chỉ chọn 1 người để truyền, nơi tu luyện của họ trong thâm sơn cùng cốc và không bao giờ để người phàm biết đến. Trong khi Đạo giáo là quảng truyền tại thế gian theo hình thức tôn giáo do đó họ xây Đạo quán và thu dụng rất nhiều đệ tử khắp nơi. Các Đạo quán này cũng là nơi mà dân chúng có thể lui tới viếng thăm và chiêm bái tôn tượng của các bậc Chân nhân hay Thần tiên được thờ tự ở đó. Kinh điển của Đạo giáo chủ yếu là những cuốn như Đạo Đức Kinh, Huỳnh Đình Kinh, Thanh Tĩnh Kinh… Còn phương pháp tu luyện và kinh điển của Đạo gia đến nay vẫn là bí ẩn trong con mắt thế gian.

Category: 1. Kiến Thức Khởi Đầu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recent Posts

  • Nho gia là gì?
  • Nam Hoa Kinh
  • Đạo đức kinh
  • Trần Hưng Đạo
  • Văn Du Tường

Recent Comments

Không có bình luận nào để hiển thị.

Archives

  • Tháng Ba 2023

Categories

  • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
  • 1. Kiến Thức Khởi Đầu
  • 2. Hiểu về triết lý Đạo Gia
  • 3. Các trường phái tiêu biểu
  • 4. Các danh nhân Đạo gia Trung Hoa
  • 5. Các danh nhân Đạo gia Đại Việt
  • 6. Sách Đạo gia
©2023 mindset.vn